Banner

Tin tức

Những trường hợp không được phép xây dựng nhà

Hiện nay, ngoài việc cần xin giấy phép xây dựng để tiến hành xây nhà, các gia chủ cũng cần phải quan tâm đến dự án đất của mình, có thuộc trường hợp cấm xây dựng, bao gồm cả nhà ở và các công trình khác.

Điều này đặt ra một vài những trách nhiệm quan trọng, khi không chỉ việc có giấy phép, mà còn việc đảm bảo tuân thủ các quy định về việc sử dụng đất đúng quy hoạch. Vậy cụ thể thì những trường hợp nào không được phép xây dựng? Hãy cùng Nhà Việt Vàng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp không có giấy phép xây dựng

Khoản 1, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 đã được chỉnh sửa và bổ sung thông qua Khoản 30 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020, đặt ra các quy định quan trọng trong việc xây dựng công trình nhà ở.

Mọi công trình xây dựng đều phải được chủ đầu tư có giấy phép xây dựng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo những hướng dẫn cụ thể được Luật này quy định, trừ những tình huống được miễn giấy phép theo điều 2 của quy định này.

Do đó, việc bắt đầu thi công công trình xây dựng mà không có giấy phép xây dựng là không được phép, trừ những trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của nhà nước.

Điều này là để đảm bảo rằng quá trình xây dựng sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật và giữ cho mọi dự án xây dựng nhà ở tuân thủ đúng các quy định an toàn và môi trường.

Trường hợp không được xây dựng trên mảnh đất đó

Theo khoản 3, điều 12 của Luật Xây dựng năm 2014 đã nêu cụ thể hóa những hành vi bị nghiêm cấm xây dựng như sau:

  • Xây dựng công trình trong các khu vực bị nghiêm cấm xây dựng.
  • Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ của các công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa, và các khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng công trình trong các khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ trường hợp xây dựng nhằm khắc phục những vấn đề này.

Do đó, nếu công trình của bạn thuộc một trong những trường hợp đã nêu trên đây, thì đều sẽ không được phép thi công xây xây dựng.

Trường hợp xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

Dựa theo Điều 6 của Luật Đất đai 2013 đã đề cập đến những nguyên tắc cơ bản về sử dụng đất, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của nguồn đất. Theo đó, việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đồng thời phải đảm bảo mục đích sử dụng đất đúng đúng theo quy định.

Một trong những điều quan trọng nhất là việc sử dụng đất đúng mục đích. Điều này có nghĩa là chỉ có thể xây dựng nhà ở trên đất được quy hoạch là đất ở, và không được phép xây dựng trên các loại đất khác, đặc biệt là đất nông nghiệp.

Cụ thể, các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, và đất nông nghiệp khác, đều bị hạn chế về việc xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, quy định cũng có những ngoại lệ, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp khác. Theo đó, có thể xây dựng một số loại công trình hỗ trợ nông nghiệp như nhà phục vụ mục đích trồng trọt, nhà kính để trồng trọt, và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, và động vật khác, miễn là được phép theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khu đất thuộc tình trạng đang tranh chấp

Điều 122 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 chặt chẽ cấm việc thay đổi tình trạng tài sản đang gây tranh cãi, và quy định như sau:

Quy định về cấm biến đổi tình trạng tài sản đối tượng tranh chấp sẽ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, khi có cơ sở chứng minh rằng người nắm giữ hoặc sở hữu tài sản gây tranh cãi đã tiến hành các hành động như tháo rời, ghép nối, xây dựng thêm, hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm thay đổi tình trạng hiện tại của tài sản đó.

Vì vậy, trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc biến đổi tình trạng tài sản đang tranh cãi, việc thực hiện hành động xây dựng thêm được xác định là không được phép.

Trường hợp xây dựng mới trên đất thuộc quy hoạch

Xét trên Điều 49 của Luật Đất đai 2013 đã được sửa đổi và bổ sung thông qua khoản 1 của Điều 6 trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 37 có liên quan đến quy hoạch năm 2018.

Theo đó trong trường hợp đất đã được công bố theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện, người sử dụng đất có thể tiếp tục sử dụng và thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

Đồng thời trong tình huống đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện, người sử dụng đất tại khu vực đó phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch.

Họ vẫn giữ được quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nhưng cấm xây mới nhà ở hoặc công trình. Nếu có nhu cầu cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở, công trình hiện có, phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều quan trọng là, đối với trường hợp đất thuộc quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, người sử dụng đất không được phép xây mới nhà ở hoặc công trình.

  • Lưu ý: Nếu sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có quyết định thu hồi đất hoặc không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch đã được công bố mà không có điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của Điều 33 trong Luật Xây dựng đã được sửa đổi năm 2020."

Vậy bên trên đây là những trường hợp chủ đầy tư không được xây dựng nhà ở trên đất của mình mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn. Mong rằng bài viết này của Nhà Việt Vàng có thể giải đáp những thắc mắc của bạn, cũng như giúp bạn bổ sung những kiến thức trước khi tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà.

Bài Viết Gần Đây

Thiết kế kiến trúc mới nhất

Thiết kế kiến trúc nổi bật