Banner

Tin tức

Chia sẻ những mẹo thiết kế nhà bếp tiết kiệm không gian

Thiết kế nhà bếp hiện đại và đẹp đang ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình. Trong những năm gần đây, xu hướng này đã chiếm lĩnh thị trường thiết kế xây dựng nhà đẹp, trở thành một trong những phần quan trọng đáng cần lưu ý.

Chia sẻ những mẹo thiết kế nhà bếp tiết kiệm không gian

Có vô vàn ý tưởng sáng tạo giúp bạn tạo ra một không gian bếp ấn tượng, độc đáo và phong cách. Tuy nhiên, với những gia đình sở hữu diện tích bếp nhỏ, việc thiết kế sao cho vừa đẹp mắt lại vừa tiện nghi là một thách thức lớn.

Hiểu được điều này, Nhà Việt Vàng xin chia sẻ tới các bạn một vài những mẹo hữu ích để thiết kế xây dựng nhà bếp nhỏ, vừa tối ưu không gian vừa đảm bảo đầy đủ tiện ích.

1. Sử dụng tủ sàn và tủ treo tường trong thiết kế

Việc kết hợp tủ sàn và tủ treo tường trong thiết kế bếp không chỉ tối ưu hóa không gian bếp mà còn mang lại sự tiện lợi và thẩm mỹ. Tủ sàn, với khả năng lưu trữ lớn, thường được dùng để chứa các vật dụng nặng như nồi, chảo hay các thiết bị nhà bếp lớn.

Trong khi đó, tủ treo tường tận dụng không gian phía trên, giúp bạn cất giữ những vật dụng nhỏ hơn như chén, bát, gia vị, đảm bảo mọi thứ đều trong tầm tay.

Sử dụng tủ sàn và tủ treo tường trong thiết kế

Sự kết hợp giữa tủ sàn và tủ treo tường trong thiết kế xây dựng nhà tạo nên một không gian bếp gọn gàng, khoa học và tinh tế, đồng thời mang lại cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn cho căn phòng của bạn.

2. Sử dụng bếp hình chữ U, chữ L, chữ I trong thiết kế

Tùy thuộc vào không gian và phong cách thiết kế xây dựng nhà, ta có thể lựa chọn các mẫu bếp với hình dáng chữ U, chữ I hay chữ L để tối ưu hóa diện tích sử dụng mà vẫn giữ cho khu vực sinh hoạt thoáng đãng và rộng rãi.

Sử dụng bếp hình chữ U, chữ L, chữ I trong thiết kế

Bếp chữ U thường phù hợp với những không gian lớn, mang lại khả năng lưu trữ và sử dụng tối đa. Bếp chữ I là lựa chọn lý tưởng cho các căn bếp nhỏ, giúp tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi.

Trong khi đó, bếp chữ L tạo nên sự linh hoạt, kết hợp giữa tính thẩm mỹ và công năng, giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển và thao tác trong không gian bếp mà không gây cảm giác chật chội.

3. Bố trí khu vực bếp kết hợp với không gian phòng khách

Đảo bếp là một thiết kế thông minh giúp tối ưu hóa không gian nhà bếp, tận dụng khoảng trống để tăng diện tích lưu trữ và có thể sử dụng như một bàn ăn tiện lợi. Điều này không chỉ mang lại sự gọn gàng, mà còn tạo thêm không gian sinh hoạt.

Bố trí khu vực bếp kết hợp với không gian phòng khách

Đặc biệt, trong các ngôi nhà có thiết kế mở giữa bếp và phòng khách, đảo bếp đóng vai trò như một vách ngăn tinh tế, giúp phân chia khu vực một cách khéo léo mà vẫn giữ được sự liên kết và cảm giác rộng rãi cho toàn bộ không gian.

4. Cửa sổ liền sàn giúp tăng diện tích chứa đồ

Cửa sổ giúp không gian bếp thêm thoáng đãng và rộng rãi, nhưng thiết kế cửa sổ liền sàn trong bếp sẽ tối ưu diện tích hơn, giúp tăng không gian lưu trữ.

Cửa sổ liền sàn giúp tăng diện tích chứa đồ

Khu vực nhỏ bên dưới cửa sổ có thể được tận dụng để đặt chai lọ rửa bát khi gần bồn rửa, hoặc đơn giản là bày chậu cây trang trí, mang lại vẻ tươi mới cho không gian bếp. Thiết kế phòng bếp kiểu này không chỉ làm cho bếp trở nên tiện dụng hơn mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ.

5. Màu sắc và ánh sáng của bếp khi thiết kế

Trong không gian nhỏ, các gam màu sáng như trắng, phấn hay pastel luôn được ưu tiên vì chúng tạo cảm giác thoáng đãng và giảm bớt sự chật chội. Những màu sắc này giúp khai mở không gian, làm cho căn phòng trở nên nhẹ nhàng và rộng rãi hơn.

Màu sắc và ánh sáng của bếp khi thiết kế

Ngoài ra, vì không gian nhỏ thường thiếu ánh sáng tự nhiên, nên việc sử dụng đèn trần hoặc đèn led âm tường qua các khe hở và góc khuất sẽ giúp tạo ra ánh sáng mềm mại, mang lại không gian ấm cúng và rực rỡ hơn.

6. Ưu tiên lựa chọn các phong cách thiết kế tối giản

Ưu tiên phong cách thiết kế tối giản là lựa chọn lý tưởng cho các không gian nhỏ, bởi sự ngăn nắp và thoáng đãng của nó giúp căn phòng bếp của trông rộng rãi hơn. Phong cách này loại bỏ những chi tiết không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và tinh tế.

Ưu tiên lựa chọn các phong cách thiết kế tối giản

Tuy nhiên, để đảm bảo tính tiện nghi, vẫn cần trang bị các thiết bị và đồ dùng cần thiết, nhưng với cách bố trí hợp lý và khoa học, không gian sẽ vừa gọn gàng vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt.

7. Sử dụng các thiết bị nhà bếp âm tường trong thiết kế

Việc sử dụng các thiết bị nhà bếp âm tường trong thiết kế xây dựng nhà bếp là giải pháp lý tưởng để tiết kiệm không gian, đặc biệt trong những căn bếp nhỏ.

Sử dụng các thiết bị nhà bếp âm tường trong thiết kế

Các thiết bị như tủ lạnh âm tường, máy rửa bát, lò vi sóng, bếp ga, hay thùng rác âm tường hoặc âm tủ đều là lựa chọn hoàn hảo để tạo nên một không gian gọn gàng, hiện đại mà vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi.

Sự tích hợp này giúp giữ cho bếp luôn ngăn nắp và thoáng đãng, mang lại cảm giác rộng rãi và thoải mái cho người sử dụng.

Sử dụng các thiết bị nhà bếp âm tường trong thiết kế

Vậy trên đây là những mẹo thiết kế nhà bếp tiết kiệm không gian mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn. Kết thúc bài viết Nhà Việt Vàng chúc bạn có một căn hộ đẹp và tiện nghi nhất sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.

Bài Viết Gần Đây

Thiết kế kiến trúc mới nhất

Thiết kế kiến trúc nổi bật